Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính - Bí quyết quản lý tiền thông minh và giàu có
Nguồn ảnh : Canva
Nhiều người vẫn hay thắc mắc rằng tại sao bản thân kiếm được kha khá tiền mỗi tháng, tuy nhiên lại đến cuối tháng thì thường xuyên vướng vào tình trạng “viêm màng túi” và không có lấy 1 đồng tiết kiệm dù là ít ỏi cho bản thân.
Chắc chắn là bạn đang gặp rắc rối trong việc chi tiêu, và điều này nếu không giải quyết sớm thì tương lai bạn sẽ không có mãi lấy 1 đồng để thực hiện các kế hoạch dài hạn.
Ai đã tạo ra quy tắc 6 chiếc lọ?
Quy tắc 6 chiếc lọ được tạo ra bởi tác giả Harv Eker- chủ
nhân của những cuốn sách tài chính nổi tiếng thế giới như: “ Bí mật tư duy triệu
phú”, “làm giàu nhanh”. Bên cạnh đó, ông cũng là người sáng lập công ty Peak
Potential Trainning chuyên đào tạo, trang bị kiến thức tư duy nhanh, các giải
pháp tài chính, đầu tư và các khóa học làm giàu.
Nguồn ảnh : Internet
Sau đây là phương pháp " 06 chiếc lọ tài chính" thần thánh giúp bạn đạt được sự giàu có
Quản lý tài chính thông minh với quy tắc 6 chiếc lọ :
Lọ số 1: NEC – Neccessities (Tài khoản chi tiêu cần thiết) – 55% tổng thu nhập
Đây là
quỹ giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cuộc sống như ăn uống,
sinh hoạt, vui chơi, giải trí, mua sắm và các chi phí khác… Đây là lọ chiếm
phần trăm thu nhập của bạn cao nhất.
Nếu bạn
đang sử dụng quá 80% thu nhập cho các chi tiêu cần thiết, bạn cần tăng cường
tổng thu nhập hoặc thay đổi lối sống, cắt giảm chi tiêu.
Nguồn ảnh : Internet
Cách
tiết kiệm chi phí trong sinh hoạt hằng ngày
Để có
thể duy trì mức tiền sinh hoạt phí rẻ và đều đặn mỗi tháng, phục vụ cho những
nhu cầu cơ bản của bạn. Hãy thử tiết kiệm tối đa tiền sinh hoạt bằng những cách
ví dụ như mua hàng giảm giá, săn sale trên các trang thương mại điện tư mỗi
tháng, thử thay đổi phương tiện đi lại, hoặc tiết kiệm chi phí vào đồ ăn bằng
việc sử dụng thực phẩm với số tiền phù hợp vừa cung cấp đủ dinh dưỡng vừa không
lãng phí tiền.
Nếu bạn
đang trong tình trạng chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết chiếm đến khoảng 80%
tổng thu nhập thì thực sự nên thay đổi điều này nếu đang muốn thực hiện chiến
dịch quản lý tài chính hiệu quả. Việc tiêu quá nhiều tiền như thế cho sinh hoạt
khiến nguồn tiền của bạn bị hạn hẹp đi, số tiền được tiêu chưa thực sự hợp lý
và cần thiết.
Lọ số 2: LTSS – Long term saving for spending account (Tài khoản tiết kiệm) – 10% tổng thu nhập.
Chiếc
lọ thứ 2 chính là chiếc lọ đựng những khoản tiết kiệm của bạn hằng ngày, hằng
tuần hoặc hàng tháng, đòi hỏi bạn dành 10% khoản thu nhập vào đây. Đặc biệt,
đây là nguồn tiền nhàn rỗi và sẽ đảm bảo nguyên tắc không được dùng trong một
thời gian dài.
Tuy có vẻ mạo hiểm nhưng đây chắc chắn sẽ là mỏ vàng nếu bạn thành công. Còn lỡ như thất bại bạn chỉ mất đi 10% thu nhập bạn có, 1 con số ít ỏi để có thêm nhiều bài học đáng giá để thành công trong tương lai.
Nguồn ảnh : Internet
Lọ số 3: EDU – Education
Account (Tài khoản giáo dục) – 10% tổng thu nhập
Đầu tư
cho bản thân luôn là một khoản đầu tư siêu lợi nhuận. Bạn cũng có thể dùng quỹ
này để giao lưu với những người thành công bằng việc mời ăn uống hoặc đơn giản
chỉ là hẹn cà phê đàm đạo.
Các bạn
hãy dành ra 10% thu nhập để đầu tư vào các khóa học kỹ năng cần thiết cho công
việc, tham gia một khóa học nghệ thuật, hay mua những cuốn sách hay để có thêm
những kiến thức bổ ích. Điều này giúp bạn nâng cao tri thức và nhân cách, trở
thành con người uyên bác và dễ dàng thực hiện mục tiêu hướng đến thành công
trong tương lai.
Nguồn ảnh : Canva
Sử dụng quỹ giáo dục trong đầu tư
Ví dụ bạn đang muốn tham gia vào thị trường đầu tư chứng khoán, hãy sử dụng số tiền trong quỹ giáo dục để tìm mua cho mình những khóa học, những tài liệu liên quan đến đầu tư thị trường chứng khoán. Việc học hỏi kiến thức khiến bạn trở thành con người có mục tiêu rõ ràng, có con đường đi đúng đắn nhất. Bên cạnh đó, kiến thức cũng giúp bạn trở thành con người kiên trì, thông minh và điềm tĩnh hơn.
Sử dụng quỹ giáo dục trong kinh doanh
Bất kì một ngành nghề nào cũng yêu cầu bạn cần có tinh thần học hỏi, chăm chỉ thì mới có thể thành công, trong kinh doanh cũng vậy. Trước khi bước vào con đường kinh doanh dài hạn, bạn nên trang bị cho bản thân những kiến thức về kinh doanh, những mẹo kinh doanh hiệu quả hoặc những khóa học thu hút khách hàng, quảng bá sản phẩm tốt hơn mỗi ngày.
Việc học hỏi từ sách vở, từ những người đi trước sẽ luôn đem lại cho bạn những điều bất ngờ hơn ở những hoàn cảnh trong tương lai. Giúp bạn trở nên vững vàng hơn trên con đường thành công đầy gian nan của bản thân bạn.
Lọ số 4: PA – Play Account (Tài khoản hưởng thụ) – 10% tổng thu nhập
Đương
nhiên rồi, bạn vẫn luôn cần những khoảng thời gian chăm sóc cho bản thân. Hãy
tiêu hết số tiền trong quỹ này hàng tháng mà không phải suy nghĩ gì cả. Bạn có
thể sử dụng quỹ hưởng thụ này để làm những việc khiến bạn như người giàu: đến
những nơi bạn chưa đặt chân đến, ăn những món chỉ được nghe qua.
Nếu bạn hoàn toàn không có khoản chi này thì cuộc sống của bạn đang vô cùng tẻ nhạt và mất sự cân bằng. Tuy nhiên bạn cũng không nên chi tiền quá đà vào mục đích này. Hãy tìm cách tiêu hết số tiền trong quỹ này mỗi tháng và đem lại cho mình những cảm xúc tích cực nhất.
Nguồn ảnh : Canva
Sử dụng quỹ hưởng thụ hợp lý giúp bạn kích thích tinh thần
Khi bạn sử dụng hợp lý quỹ PLAY nó sẽ giúp bạn kích thích và nuôi dưỡng tinh thần cũng như tâm hồn mình một cách tốt hơn nữa sau những khoảng thời gian làm việc vất vả. Khi tâm hồn được an ủi, được nuôi dưỡng nhiều hơn đồng nghĩa với việc bạn sẽ cảm thấy có nhiều động lực và sức sống hơn khi làm việc.
Quỹ hưởng thụ cần được tiêu hết mỗi tháng
Một số chứng minh thực tế cho rằng, nếu mỗi tháng bạn không hưởng thụ hết 10% tổng thu nhập cá nhân của mình, việc quản lý chi tiêu của bạn sẽ dễ dàng bị mất cân bằng. Bạn có thể sẽ mệt mỏi trong quá trình làm việc, giảm đi hiệu suất công việc và sức sống bạn nên có. Vì vậy, mỗi tháng hãy sử dụng hết số tiền có trong quỹ hưởng thụ, đây không phải là cách tiết kiệm tích cực bạn nên làm.
Lọ số 5: FFA – Financial Freedom Account (Tài khoản đầu tư) – 10% tổng thu nhập
Khoản đầu tư nghĩa là bạn sẽ tận dụng số tiền này để sinh lời theo cách thuận tiện nhất. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nhất định phải dành số tiền này để mua cổ phiếu, bất động sản, kinh doanh… mà còn có thể chọn lựa hình thức gửi tiết kiệm có kì hạn để lấy lãi suất.
Bạn có thể gọi nó là quỹ hưu trí cũng được bởi nó sẽ có ích cho bạn khi không đi làm nữa mà vẫn không cần phải phụ thuộc vào tài chính của người khác. Bằng cách này, bạn đã tạo ra “con ngỗng” đẻ trứng vàng để bạn sử dụng khi không còn “làm công ăn lương”. Sau này nếu 90% kia đã tiêu hết thì bạn vẫn luôn còn 10% này nguyên vẹn và sinh lời.
Đầu tư vào thị trường chứng khoán
Đầu tư vào thị trường chứng khoán sẽ là một sự lựa chọn cực kỳ hợp lý cho bạn nếu bạn đang muốn tăng thu nhập thụ động cá nhân mỗi tháng. Tại thị trường chứng khoán, bạn hoàn toàn không cần số vốn đầu tư khởi điểm quá cao, dù nguồn tài chính hạn hẹp bạn vẫn có thể thực hiện được kế hoạch đầu tư của mình.
Nguồn ảnh : Canva
Thị trường chứng khoán có tính thanh khoản cao, lợi nhuận thu về nhanh chóng. Hiện nay, đầu tư chứng khoán được đánh giá là một phương pháp đầu tư thu lợi nhuận có hiệu quả cao. Mặc dù còn tồn tại khá nhiều rủi ro không thể lường trước nhưng sức hấp dẫn mà thị trường chứng khoán mang lại vẫn có thể khiến cho nhiều nhà đầu tư sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm, bỏ thời gian vào công việc đầu tư.
Đầu tư vàng
Đầu tư vàng cũng được biết đến là một phương pháp đầu tư chưa bao giờ lỗi thời. Đầu tư vàng xuất hiện từ rất sớm và phương pháp này vẫn được lưu truyền cho đến ngày hôm nay. Được đánh giá là phương pháp đầu tư ít rủi ro nhưng cũng có thể thu lại lợi nhuận tốt mỗi tháng, đầu tư vàng được xem trọng hơn đối với nhiều nhà đầu tư không thích mạo hiểm. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại một số vấn đề nhất định như thời gian thu lại lợi nhuận lâu, giá vàng có thể dễ dàng bị tác động bởi nhiều yếu tố từ bên trong và cả bên ngoài.
Ngoài ra, còn có rất nhiều hình thức đầu tư tài chính khác mà bạn có thể tự tìm hiểu và lựa chọn cho phù hợp với mục tiêu và khả năng tài chính của bản thân.
Con rất nhiều loại hình đầu tư khác: Forex , Crypto ...... nhưng nhớ phải có kiến thức đấy bạn nhé.
Xin lưu ý: Quỹ này không được dùng khi khó khăn vì đây không phải là quỹ tiết kiệm tiền.
Lọ số 6: GA – Give Account (Tài khoản cho đi) – 5% tổng thu nhập
“Sống là cho đi đâu chỉ
nhận riêng mình”. Lọ thứ 6 khuyên bạn dành 5% tiền bạc cho những hoạt động chia
sẻ, quan tâm đến những người xung quanh. Bạn có thể cho người thân trong gia
đình, làm từ thiện, giúp đỡ người khác khi cần.
Nguồn ảnh : Canva
Việc cho đi sẽ luôn là cơ hội để chúng ta nhận lại những điều quý báu, lan tỏa giá trị tình cảm và có thể cơ hội được người khác giúp đỡ khi cần.
Một số lưu ý khi sử dụng quy tắc 6 chiếc lọ
Quy tắc 6 chiếc lọ ra đời từ rất sớm, với những thành công mà nó mang lại cho nhiều cá nhân, dần dần công thức này càng ngày càng được xem là công thức quản lý tiền bạc “thần thánh”. Nó không chỉ giúp bạn giữ tiền mỗi tháng mà còn giúp bạn có cách đầu tư và sử dụng hợp lý. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng quy tắc 6 chiếc lọ bạn nên biết:
Tuân thủ các nguyên tắc kỷ luật khi áp dụng công thức 6 chiếc lọ
Khi xác định sử dụng quy tắc 6 chiếc lọ, bạn nên tuân thủ những nguyên tắc mà công thức đưa ra. Ví dụ không sử dụng tiền của lọ này để đi làm việc của lọ khác, không dồn tiền lung tung, không trích tổng thu nhập vào các lọ..v.v. Để có được một phương pháp quản lý tài chính an toàn và có hiệu quả tốt nhất đối với bản thân, hãy thực hiện các quy tắc mà công thức yêu cầu bởi chỉ vì một chút hành động nhỏ của bạn thôi, quy tắc cũng sẽ dễ dàng bị phá vỡ.
Tạo những thói quen quản lý tiền
Ngay khi áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ, mỗi tháng sau khi có được tổng thu nhập cá nhân hãy tạo cho bản thân thói quen chia nhỏ tiền vào các lọ. Điều này vừa giúp bạn có cách quản lý tiền hợp lý vừa hạn chế sự thất thoát của dòng tiền thu nhập. Hơn hết, thói quen sẽ không làm bạn quên đi các nguyên tắc của công thức 6 chiếc lọ, khiến bạn đi vào một quy trình tuân thủ hơn.
Nguồn ảnh : Canva
Kết Luận:
Trên đây là tất cả những thông tin về quy tắc 6 chiếc lọ mà phongmkt.net đã giới thiệu đến bạn. Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ có cho mình công thức quản lý tài chính cá nhân thông minh, an toàn và hiệu quả nhất.
Các bài viết liên quan:
0 $type={blogger}:
Đăng nhận xét